Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Chuyện tình cảm động về hoa Oải Hương

Ngày xưa ở một ngôi làng nhỏ yên bình vùng Provence, nước Pháp, có hai đứa trẻ vẫn thường chơi đùa cùng nhau trên cánh đồng hoa Oải Hương ở dưới chân đồi. Chúng rất thích đến đây vào mỗi buổi chiều, để được nằm dài trên cánh đồng hoa, được thả hồn vào mây và gió, để được ngắm bầu trời trong xanh hiền hoà và chúng được hít hà hương thơm tự nhiên của cỏ cây, của Oải Hương, ngắm những bông hoa tím đung đưa theo làn gió nhẹ.

Tại đây, cả hai đứa trẻ đã quý mến nhau tự bao giờ, chúng đã hẹn ước khi nào lớn lên sẽ cưới nhau. Cô bé đã ngắt một nhành hoa Oải Hương tách đôi và cho vào hai chiếc lọ nhỏ để làm vật tín trao cho cậu bé giữ một lọ.

Một ngày kia, chuyện không may đã xảy ra với cậu bé, một tai nạn đã ập đến làm cậu nằm bất tỉnh trên giường bệnh. Bố mẹ cậu phải đưa cậu ra nước ngoài chữa trị trong một thời gian dài. Ở đó cậu được chữa bệnh và học tập, rời xa hẳn vùng quê Provence. 15 năm sau cậu bé năm xưa nay trở thành 1 ca sĩ nổi tiếng. Rồi bổng một hôm cậu nhớ quê da dít, muốn trở về ký ức tuổi thơ đã mất 1 lần.

Lại kể về cô bé, sau khi chàng thiếu niên ra đi đột ngột làm cô hẩng hụt như mất mát một thứ gì đó quá lớn lao. Hàng ngày Cô bé chỉ biết sống trong ký ức tuổi thơ đầy nhung nhớ, cô chẳng bao giờ ra khỏi làng mình. Cô mở một trang trại trồng hoa ngay dưới chân đồi, nơi có cánh đồng hoa oải hương thơm ngát. Hàng ngày, cô vẫn đứng trước cánh đồng hoa oải hương, nhìn những bông hoa tím đung đưa theo chiều gió và nhìn về nơi chân trời hy vọng một ngày nào đó được nhìn thấy anh sẽ trở về.

Sau khi được cha mẹ đồng ý, chàng ca sĩ bắt xe thật nhanh về miền quê yêu dấu, nơi xứ Provence yên bình với cánh đồng hoa tím biếc Oải Hương bất tận. Chàng ca sĩ đi dạo hết cánh đồng này đến cánh đồng khác, nơi đâu cũng gợi lên cho chàng cảm xúc về một thời ấu thơ dại khờ, về cô bé.

Vào một buổi chiều anh đi dạo về phía chân đồi nơi có cánh đồng hoa oải hương tím biếc. Hai người đã gặp lại nhau sau rất nhiều biến cố, quá khứ đã khắc họa lên khuôn mặt của họ nhiều sự đổi thay. 2 người còn chẳng nhận ra nhau nửa. Nhưng sự đồng điệu trong tâm hồn đã làm chàng trai - cô gái bắt chuyện và họ đã nói chuyện với nhau như những người bạn lâu ngày.

Dần dà, họ phát hiện ra câu chuyện về chiếc lọ thuỷ tinh đựng hoa Oải Hương mà bấy lâu họ vẫn dấu kín trong lòng. Vậy là 2 cô cậu ngày nào giờ đã được gặp nhau, cảm xúc như dâng trào, mọi hình ảnh thơ trẻ đùa vui với nhau mỗi buổi chiều làm họ trân trọng nhau hơn, họ yêu nhau lúc nào không hay nửa.
15 năm tuổi thơ đã chiếm trọn cả một vùng ký ức, nó trôi qua như vết cứa lòng để giờ đây chàng trai - cô gái gặp lại nhau như thể họ muốn bù đắp cho những ngày đã mất. Họ bước vào không gian của thứ tình yêu say đắm...

Nhưng số phận một lần nửa chia tách họ. Cô bé đã bị ốm, gặp một chứng bệnh nan y. Khi biết tin, cô đã khóc rất nhiều, nó như định mệnh chẳng thể nào khác, cô giống như một đoá hoa vô thường giữa thế giới rộng lớn. Chàng trai cũng đau khổ tột cùng khi biết sự việc, anh than thân trách phận rằng sao mình không trở lại sớm hơn để bù đắp cho cô bé nhiều hơn.

Vào 1 ngày nọ, cô bé thấy mình như không còn níu kéo với trần gian được nửa, cô lấy lọ thuỷ tinh mang trong mình nhánh Oải Hương bé nhỏ năm nào trao lại cho chàng ca sĩ và rồi họ hẹn ước với nhau sẽ bên nhau trọn đời ở bên kia thế giới với những chiều cùng nhau mơ màng trên cánh đồng hoa Oải Hương tím biếc.

Sự Tích Cây Kim Ngân

Sự tích cây Kim Ngân (cây Nhẫn Đông, Song Hoa...)

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ, có đôi vợ chồng nông dân sinh đôi được hai người con gái. Họ đặt tên con, một người là Kim Hoa, một người là Ngân Hoa, cả hai cô bé thật xinh xắn như hai cô công chúa nhỏ. Họ lớn lên hàng ngày với nhau trong sự yêu thương đùm bọc.

Rồi thời gian thấm thoắt trôi qua, hai chị em gái đã 16 tuổi. Họ càng ngày càng quấn quít, yêu thương nhau nhiều hơn. Cũng như bao cô gái đến tuổi cập kê, có nhiều chàng trai mở lời ong bướm, có người yêu cô gái thật lòng mà đã sắm lễ vật đi rạm chầu. Khổ nỗi, chả có cô nào đồng ý cho dù đôi khi họ cũng đã kết anh chàng nào đó rồi nhưng cả 2 chị em nhất quyết chỉ muốn lấy 2 anh chàng là anh em khác để họ có thể sống bên nhau trọn đời.

Một ngày nọ, cô chị Kim Hoa bị ốm, sốt, cả ngày chẳng chịu ăn uống gì. Thầy lang sau khi khám bệnh cho cô chị, ông đã đề nghị mọi người trong gia đình phải cách ly với người bệnh để phòng dịch bệnh lây lan. Nhưng cô em vì quá yêu chị mình, vẫn ngày đêm lo lắng cơm cháo rồi trò chuyện với chị. 
hình minh hoạ: cây kim ngân

Và thế rồi, do bệnh dịch lạ và nặng nên cả 2 chị em Kim Hoa và Ngân Hoa chẳng may qua đời. Trước khi chết 2 cô có cùng chung nguyện ước rằng nếu họ chết đi thì họ sẽ được chôn cất cùng một nơi và được hoá thân vào 1 loài hoa có thể chữa được căn bệnh kì bí mà họ đã mắc phải.

Một năm sau khi hai chị em gái nhà nọ chết. Vào mùa xuân,  trên nấm mộ của hai chị em, đã mọc lên một loài cây có hoa lúc đầu thì có màu trắng của bạc (Ngân), sau đó dần đổi sang màu vàng. Dân làng đã thử ngắt lá loài cây này mang về làm thuốc, kì lạ là chúng có thể chữa được bệnh sốt đang hoành hành. Đó chính là cây Kim Ngân mà chúng ta biết đến ngày hôm này.

Kim ngân là cây thuốc nam được người dân quê ưa chuộng trồng nhiều, thân cây leo thành giàn ở cổng nhà hay ở hàng rào, trong vườn. Không chỉ có tác dụng làm thuốc mà còn làm cây cảnh cho hương thơm ngọt ngào rất nhiều người yêu thích.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2016

Cây bòi vịt có tác dụng bổ dương hay không?

Thời gian gần đây có thông tin cây bòi vịt có tác dụng bổ dương. Liệu hình dáng quả bòi vịt có nói lên công dụng của chúng không?
Cây bòi vịt có tên khoa học: Galeola nudifolia Lour. Tên thường gọi là Lan mùn vàng, Lan leo, Lan leo hoa trần hay Lan leo không lá
Phân bố: cây bòi vịt thường mọc trên đất nhiều mùn ẩm ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Quả có thể nặng tới 1 – 2 kg.
Công dụng theo y học cổ truyền: chỉ thấy cây bòi vịt (cả cây hay củ) dùng làm thuốc cho phụ nữ hậu sản gầy mòn, hay mạnh gân cốt. Cho đến nay trong y văn chưa hề thấy ghi chép các tác dụng như bổ thận tráng dương. Ngoài ra cũng chưa có đề tài nghiên cứu hay các thí nghiệm đánh giá được hoạt chất bên trong của cây bòi vịt và vì vậy không thể kết luận loại cây này có tác dụng nâng cao sức khoẻ tình dục cho nam giới.
Hình dáng của cây bòi vịt giống bộ phận sinh sản của con vịt đực, vì thế chăng nên có những đồn đoán cho tác dụng của cây này.
hình minh hoạ: cây bòi vịt không có tác dụng cương dương
Nguồn: internet

Cây đại kích đại vàng và công dụng chữa bệnh

Đại kích đại vàng
Tên khoa học: Euphorbia sikkimensis Boiss, họ Euphorbiaceae
Phân bố: Loài này phân bố ở núi cao. Ở Việt Nam hiện mới biết mọc ở Sapa và Bát Xát (Y Tý) ở độ cao 1.500m trở lên.
Công dụng: Trong YHCT, rễ của loài này (Radix Euphorbiae sikkimensis) được dùng để điều trị tắc sữa, ngộ độc, sốt rét, thấp khớp, viêm gan, vàng da, phù thũng.

hình minh hoạ: cây đại kích đại vàng

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

Phân biệt sâm Ngọc Linh thật và các loại giả sâm

Sâm ngọc linh là loại sâm mới được phát hiện tại Việt Nam và là loài đặc hữu. Do có giá trị kinh tế cao nên sâm Ngọc Linh hay bị làm giả.

1. Đặc điểm thực vật học và phân bố của sâm Ngọc Linh:

Sâm ngọc linh hay Panax vietnamensis Hà et Grushy, thuộc họ nhân sâm Araliaceae. Sâm ngọc linh là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo, có các đốt như đốt trúc - đó là do thân khí sinh rụng hàng năm tạo thành nên ( còn có tên gọi là sâm đốt trúc).
Sâm ngọc linh có nguồn gốc từ tỉnh Kon Tum, có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4 – 8 mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính 1- 2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1- 3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7 cm
Sâm ngọc linh chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6 – 12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12 – 15 cm, rộng 3 – 4 cm.

hình minh hoạ: sâm ngọc linh


2. Công dụng chữa bệnh của sâm ngọc linh:

+ Tăng thể lực, chống nhược sức,phòng ngừa và chữa suy nhược cơ thể.
+ Tác dụng điều hòa nội tiết tố sinh dục, chống suy nhược sinh dục.
+ Kích thích các hoạt động não bộ, chống suy nhược tinh thần.
+ Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, chữa bệnh thiếu máu, suy tiểu cầu.
+ Giải tỏa stress, giải lo âu và chống trầm cảm và các bệnh lý gây ra bởi stress.
+ Đặc hiều với vi khuẩn Streptococi, chữa viêm họng hạt.
+ Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan, chống xơ gan và giải độc gan.
+ Giảm đường huyết , hỗ trợ với thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
+ Giảm cholesterol , ổn định đường huyết, giảm lipit, tăng HDL chống xơ vữa động mạch.
+ Điều hòa hoạt động tim mạch, loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
+ Phòng chống các loại ung thư ,Hỗ trợ các thuốc chữa ung thư.
+ Chống ôxy hóa (Antioxidant) , Chống lão hóa.
+ Gia tăng sức đề kháng không đặc hiệu , tăng cường miễn dịch.

3. Phân biệt các loại sâm giả sâm ngọc linh

+ sâm vũ diệp

hình minh hoạ: phân biệt sâm vũ diệp và sâm ngọc linh
+ Tam thất hoang

hình minh hoạ: phân biệt sâm ngọc linh và tam thất hoang
+ Củ tam thất

hình minh hoạ: phân biệt củ tam thất và sâm ngọc linh
+ Củ hoàng tinh loại nhỏ

hình minh hoạ: phân biệt củ hoàng tinh và sâm ngọc linh
+ Củ ráy
+ Củ bảy lá một hoa