1. Đặc điểm thực vật học và phân bố của sâm Ngọc Linh:
Sâm ngọc linh hay Panax vietnamensis Hà et Grushy, thuộc họ nhân sâm Araliaceae. Sâm ngọc linh là một loại cây thân thảo sống lâu năm, cao 40 cm đến 100 cm, thân rễ có sẹo, có các đốt như đốt trúc - đó là do thân khí sinh rụng hàng năm tạo thành nên ( còn có tên gọi là sâm đốt trúc).Sâm ngọc linh có nguồn gốc từ tỉnh Kon Tum, có dạng thân khí sinh thẳng đứng, màu lục hoặc hơi tím, nhỏ, có đường kính thân độ 4 – 8 mm, thường tàn lụi hàng năm tuy thỉnh thoảng cũng tồn tại một vài thân trong vài năm. Thân rễ có đường kính 1- 2 cm, mọc bò ngang như củ hoàng tinh trên hoặc dưới mặt đất độ 1- 3 cm, mang nhiều rễ nhánh và củ. Các thân mang lá và tương ứng với mỗi thân mang lá là một đốt dài khoảng 0,5 – 0,7 cm
Sâm ngọc linh chỉ có một lá duy nhất không rụng suốt từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 và chỉ từ năm thứ 4 trở đi mới có thêm 2 đến 3 lá. Trên đỉnh của thân mang lá là lá kép hình chân vịt mọc vòng với 3 – 5 nhánh lá. Cuống lá kép dài 6 – 12mm, mang 5 lá chét, lá chét ở chính giữa lớn hơn cả với độ dài 12 – 15 cm, rộng 3 – 4 cm.
hình minh hoạ: sâm ngọc linh
2. Công dụng chữa bệnh của sâm ngọc linh:
+ Tăng thể lực, chống nhược sức,phòng ngừa và chữa suy nhược cơ thể.+ Tác dụng điều hòa nội tiết tố sinh dục, chống suy nhược sinh dục.
+ Kích thích các hoạt động não bộ, chống suy nhược tinh thần.
+ Tăng tạo hồng cầu, tiểu cầu, chữa bệnh thiếu máu, suy tiểu cầu.
+ Giải tỏa stress, giải lo âu và chống trầm cảm và các bệnh lý gây ra bởi stress.
+ Đặc hiều với vi khuẩn Streptococi, chữa viêm họng hạt.
+ Tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan, chống xơ gan và giải độc gan.
+ Giảm đường huyết , hỗ trợ với thuốc hạ đường huyết trong điều trị bệnh tiểu đường.
+ Giảm cholesterol , ổn định đường huyết, giảm lipit, tăng HDL chống xơ vữa động mạch.
+ Điều hòa hoạt động tim mạch, loạn nhịp tim và hạ huyết áp.
+ Phòng chống các loại ung thư ,Hỗ trợ các thuốc chữa ung thư.
+ Chống ôxy hóa (Antioxidant) , Chống lão hóa.
+ Gia tăng sức đề kháng không đặc hiệu , tăng cường miễn dịch.
3. Phân biệt các loại sâm giả sâm ngọc linh
+ sâm vũ diệp
hình minh hoạ: phân biệt sâm vũ diệp và sâm ngọc linh
+ Tam thất hoang
hình minh hoạ: phân biệt sâm ngọc linh và tam thất hoang
+ Củ tam thất
hình minh hoạ: phân biệt củ tam thất và sâm ngọc linh
+ Củ hoàng tinh loại nhỏ
hình minh hoạ: phân biệt củ hoàng tinh và sâm ngọc linh
+ Củ ráy+ Củ bảy lá một hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét