Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

ĐẠI CƯƠNG THUỐC HÀNH KHÍ

 Đại cương thuốc hành khí

Định nghĩa

Thuốc lý khí là các vị thuốc điều hoà phần khí trong cơ thể

Hay thuốc lý khí là những vị thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu

thông, làm cho khoan khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm

đau.

Nguyên nhân

Nguyên gây khí trệ có nhiều, nhưng tổng kết lại thành các nguyên nhân

chính sau:

Khí hậu không điều hoà.

Ăn uống không điều độ.

Tình chí uất kết.

Đặc điểm của các vị thuốc lý khí

Cay, ấm, thơm, ráo.

Phân loại

Dựa vào tác dụng chữa bệnh để chia thuốc lý khí thành các loại sau:

Thuốc hành khí giải uất.

Thuốc phá khí giáng nghịch.

Thuốc thông khí khai khiếu.

Chú ý khi sử dụng

Do các vị thuốc thường cay, ấm, thơm và ráo; nên nếu dùng nhiều

hoặc kéo dài có thể làm ảnh hưởng tới tân dịch;

Phối hợp với các thuốc điều trị nguyên nhân như: có hàn ngưng khí trệ

thì phối hợp với thuốc ôn trung trừ hàn; khí uất hoá hoả thì phối hợp

với thanh nhiệt tả hoả; tỳ vị hư nhược thì phối hợp với kiện tỳ ích khí. .

.

Những người khí hư, chân âm kém phải thận trọng khi dùng các thuốc

hành khí. Một số thuốc, thể âm hư hoả vượng không nên dùng.

Thuốc hành khí được dùng với các thuốc bổ âm để giảm nê trệ; dùng

với thuốc tả hạ để làm tăng tác dụng của thuốc.

THUỐC HÀNH KHÍ GIẢI UẤT

 Thuốc hành khí giải uất

Thường dùng để chữa các chứng

Khí trệ ở tỳ vị: đau bụng do co thắt đại tràng, ợ hơi, ợ chua, nôn, nấc, táo bón, mót

rặn, đầy bụng. . .

Can khí uất kết: đau tức ngực sườn, đau thần kinh liên sườn, suy nhược thần kinh,

rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, thống kinh, tinh thần uất ức, cáu gắt, ăn kém, đầy

bụng chậm tiêu. . .

Ngoài ra chữa các chứng đái buốt, đái rắt, tiểu tiện khó khăn, đau nhức cơ nhục do

khí trệ. . .

Như vậy tác dụng chính của thuốc hành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí

huyết thông lợi, giảm đau, giải uất kết


Hương phụ (củ gấu)

Tính vị

Vị cay, hơi đắng, hơi ngọt ; tính bình (hoặc ấm)

Quy kinh

Kinh can, tỳ, tam tiêu

Công năng

Hành khí giải uất, điều kinh, giảm đau

Chủ trị

Hành khí, giảm đau: chữa đau bụng, đau dạ dày, đau co thắt đại

tràng, sôi bụng, tiết tả (phối hợp với Cao lương khương)

Hành khí giải uất: chữa chứng đầy tức ngực sườn, đầy bụng, tình chí

uất ức do lo nghĩ tức giận

Điều kinh giải uất: chữa kinh nguyệt không đều do tinh thần căng

thẳng, bế kinh, thống kinh, bầu vú đau trướng (phối hợp với Ích mẫu,

Bạch đồng nữ, Ngải cứu)

Khai vị, tiêu thực: dùng khi ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn

Chữa cảm mạo phong hàn

Liều dùng

8 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ

Âm hư huyết nhiệt không nên dùng

Chú ý

Hương phụ thường được tứ chế hoặc thất chế trước khi dùng


Trần bì (vỏ quýt chín)

Tính vị

Vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh

Kinh phế, tỳ

Công năng

Lý khí, kiện tỳ, táo thấp, tiêu đàm.

Chủ trị

Đau bụng do gặp lạnh, khí trệ gây đau bụng

Kích thích tiêu hóa: đầy bụng, chậm tiêu

Chữa nôn mửa, ỉa chảy do lạnh

Hoá đàm, ráo thấp: chữa ho, đàm nhiều (Phương Nhị trần thang: trần

bì, bán hạ, phục linh, cam thảo)

Liều dùng

4 - 12g/ ngày

Kiêng kỵ

Những người ho khan, âm hư không có đàm, không nên dùng


Thanh bì (vỏ quýt xanh)

Tính vị

Vị đắng, cay ; tính ấm

Quy kinh

Kinh can, đởm

Công năng

Phá khí tán kết, kiện tỳ, tiêu đàm

Chủ trị

Sơ can chỉ thống: dùng khi can khí uất kết, dẫn đến đau sườn, đau dây

thần kinh, sưng đau tuyến vú.

Hành khí giảm đau: chữa viêm đau tinh hoàn, thoát vị bẹn (phối hợp

Tiểu hồi, Sơn thù du, Mộc hương)

Chữa nôn mửa do vị khí nghịch

Kích thích tiêu hoá, chữa ăn uống không tiêu, ợ chua, đầy bụng, ăn

không ngon

Liều dùng

6 - 12g/ ngày


Sa nhân

Tính vị

Vị cay ; tính ấm

Quy kinh

Kinh tỳ, vị, thận

Công năng

Lý khí, trừ thấp, ôn tỳ, tiêu thực

Chủ trị

Chữa đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, đi tả do tỳ vị bị lạnh

Chữa đau bụng, ỉa chảy do tỳ hư

Chữa đầy bụng, ăn không tiêu

An thai, chữa động thai do khí trệ

Dùng ngoài: ngâm rượu cùng với một số vị thuốc khác, để xoa bóp trừ

phong thấp, giảm đau xương, cơ bắp, đau thần kinh

Liều dùng

3 - 6g/ ngày

Kiêng kỵ

Âm hư nội nhiệt không nên dùng


Mộc hương

Tính vị

Vị cay, đắng ; tính ấm

Quy kinh

Kinh phế, can, tỳ

Công năng

Hành khí, chỉ thống, kiện tỳ

Chủ trị

Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau co thắt đại tràng, ngực

bụng đầy chướng, đi ngoài phân lỏng (phối hợp với Sa nhân, Đại hồi)

Sơ can giải uất: chữa can khí uất kết gây đau tức mạng sườn, đau

bụng.

Cầm ỉa chảy mãn do tỳ hư

Liều dùng

6 - 12g/ ngày

Chú ý

Tác dụng dược lý: Mộc hương có tác dụng bình can giáng áp (phối hợp

Câu đằng, Hạ khô thảo)

Trong nhân dân còn dùng vị nam mộc hương (vỏ rụt), họ Rutaceae,

với tác dụng tương tự mộc hương


Ô dược

Tính vị

Vị cay ; tính ấm

Quy kinh

Kinh tỳ, phế, thận, bàng quang

Công năng

Thuận khí, chỉ thống, ôn thận, tán hàn.

Chủ trị

Chữa các cơn đau do hàn ngưng khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng co

thắt, đầy bụng, bụng dưới đau do bàng quang lạnh

Kích thích tiêu hoá: dùng khi vị hàn ăn không tiêu, đầy bụng, đau

bụng, sôi bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi.

Chữa hen, khó thở, tức ngực

Chữa chứng tiểu tiện nhiều, đái dầm: do thận dương hư không khí hoá được bàng quang

Chữa thống kinh, sán khí

Liều dùng 4-16g/ ngày

Kiêng kỵ Khí hư, nội nhiệt không nên dùng

THUỐC HOẠT HUYẾT

 Thuốc hoạt huyết

Thuốc hoạt huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ yếu;

được dùng khi huyết mạch lưu thông kém gây sưng đau.

Vị thuốc:


Đan sâm

Radix Salviae multiorrhizae

Dùng rễ phơi hoặc sấy khô của cây đan sâm - Salvia

multiorrhiza Bunge. họ Hoa môi - Lamiaceae.

 Tính vị : vị đắng; tính hơi lạnh.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

 Công năng: Hoạt huyết, khứ ứ, điều kinh, thanh nhiệt

 Chủ trị:

- Hoạt huyết, trục huyết ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế

kinh, thống kinh, sau khi sinh huyết ứ đọng gây đau đớn.

- Chữa các triệu chứng sưng, đau do mụn nhọt, do sang chấn.

- Dưỡng tâm an thần: chữa hồi hộp, mất ngủ, suy nhược thần

kinh; còn dùng trong bệnh co thắt động mạch vành tim.

- Thanh nhiệt lương huyết: dùng khi nhiệt vào dinh phận gây

sốt cao, vật vã, trằn trọc. . .

- Giải độc chữa mụn nhọt, sang lở.

- Bổ huyết: chữa thiếu máu (dùng đan sâm sống không qua

chế biến)

Liều dùng: 8 - 20g/ ngày.

Kiêng kỵ: Không dùng chung với lệ lô.


Xuyên khung (khung cùng)

Rhizoma Ligustici wallichii

Dùng thân rễ phơi sấy khô của cây Xuyên khung - Ligusticum

wallichii Franch. họ Hoa tán - Apiaceae.

 Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, đởm, tâm bào.

 Công năng: hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau.

 Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh,

thống kinh.

- Chữa ngoại cảm phong hàn dẫn đến đau đầu, hoa mắt, đau

nhức mình mẩy.

- Hành khí giải uất, giảm đau, dùng khi khí trệ gây đau tức

ngực sườn, tình chí uất kết.

- Chữa đau khớp, đau thần kinh, đau cơ do lạnh.

- Tiêu viêm chữa mụn nhọt.

- Bổ huyết.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người âm hư hoả vượng, đàm nghịch, nôn

không nên dùng.

 Chú ý:

Tác dụng dược lý: nước sắc xuyên khung kéo dài giấc

ngủ của chuột khi dùng kèm với thuốc ngủ barbituric, đối

kháng với cafein.


Ích mẫu

Herba Leonuri

Dùng toàn thân trên mặt đất khi cây chớm ra hoa, phơi hay

sấy khô của cây ích mẫu - Leonurus heterophyllus Sw. họ Hoa môi

- Lamiaceae.

Hạt cây ích mẫu (sung uý tử) cũng được dùng làm thuốc.

 Tính vị : vị cay, hơi đắng; tính mát.

Quy kinh: vào kinh can, tâm bào.

 Công năng: hoạt huyết, điều kinh.

 Chủ trị:

- Hành huyết thông kinh: chữa kinh nguyệt không đều, bế

kinh, thống kinh, sau khi sinh ứ huyết gây đau bụng.

- Chữa mụn nhọt, chữa viêm tuyến vú.

- Giảm đau do chấn thương.

- Thanh can nhiệt, ích tinh: chữa đau mắt đỏ, sưng, cao huyết

áp.

- Hạt ích mẫu vị cay, ngọt, chua, tính ấm; có tác dụng bổ

thận, ích tinh, dưỡng can làm sáng mắt, hạ áp.

Liều dùng: 8 - 16g/ ngày.

Kiêng kỵ: Những người huyết hư, huyết không bị ứ đọng,

phụ nữ có thai không nên dùng.


Ngưu tất

Radix Achyranthis bidentatae

Dùng rễ đã được chế biến và phơi sấy khô của cây ngưu tất -

Achyranthes bidentata Blume. họ Rau giền - Amaranthaceae.

Tính vị : vị đắng, chua; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: hoạt huyết điều kinh, bổ can thận, mạnh gân

cốt.

 Chủ trị:

- Hoạt huyết thông kinh hoạt lạc: chữa bế kinh, thống kinh,

kinh nguyệt không đều

- Thư cân, mạnh gân cốt: chữa đau khớp, đau thắt lưng, đầu

gối đau mỏi (đặc biệt với khớp chân, nếu thiên về hư hàn thì phối

hợp với quế chi, tục đoạn, cẩu tích; nếu thấp thiên về nhiệt thì

phối hợp với hoàng bá).

- Chữa chóng mặt do can dương nghịch lên (chứng huyết

vựng)

- Lợi niệu thông lâm: chữa tiểu tiện đau buốt, tiểu tiện ra sỏi,

đục

- Giải độc chống viêm: chữa loét miệng, họng sưng đau.

- Giáng áp: dùng trong bệnh cao huyết áp, làm giảm

cholesterol trong máu.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai, băng huyết không nên dùng.

Chú ý:

Trong nhân dân còn dùng rễ cây cỏ xước - A. aspera L. (gọi là

ngưu tất nam), chữa đau khớp, thông kinh, trị viêm amidan, đau

họng.

Ngưu tất khi sao rượu, trích nước muối rồi chưng thì có tác

dụng bổ.


Đào nhân

Semen Pruni

Dùng nhân hạt quả đào - Prunus persica Stokes. họ Hoa hồng

- Rosaceae.

 Tính vị : vị đắng, ngọt; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, đại tràng.

Công năng: hoạt huyết, trừ đàm, nhuận tràng, thông đại

tiện.

 Chủ trị:

- Hoạt huyết khứ ứ: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh,

thống kinh, ứ huyết sau sinh gây đau bụng.

- Nhuận tràng thông đại tiện: chữa táo bón do tân dịch khô

ráo.

- Chữa ho đàm nhiều,

- Giảm đau, chống viêm do sang chấn.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng. Những người đại

tiện lỏng không nên dùng.


Xuyên sơn giáp (vảy tê tê)

Squama Manidis

Dùng vảy phơi khô của con tê tê (con trút) - Manis

pentadactyla L. họ Tê tê - Manidae.

 Tính vị : vị mặn; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh can, vị.

 Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tan ung nhọt, lợi sữa.

 Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh.

- Thông, lợi sữa: dùng cho phụ nữ sau sinh ít sữa, tắc tia sữa .

- Giải độc chữa mụn nhọt.

- Chữa phong thấp đau nhức.

Liều dùng: 6 - 12g/ ngày.


Hồng hoa

Flos Carthami

Dùng hoa phơi sấy khô của cây hồng hoa - Carthamus

tinctorius L. họ Cúc - Asteraceae.

 Tính vị : vị cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can.

 Công năng: hoạt huyết, thông kinh, tán ứ, chỉ thống

 Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh, kinh nguyệt không đều, huyết ứ

thành hòn cục; dùng cho trường hợp sau khi sinh máu bị ứ đọng,

bụng trướng, đau.

- Chữa các chấn thương sưng, đau, tụ máu.

- Chữa mụn nhọt sưng đau.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý:

- Nếu dùng hồng hoa với liều nhỏ có tác dụng dưỡng huyết,

hoạt huyết; liều lớn có tác dụng phá huyết, khứ huyết ứ.

- Tác dụng dược lý: làm tăng co bóp tử cung của động vật thí

nghiệm kể cả có thai hay không có thai.

- Nước sắc hồng hoa có tác dụng hạ huyết áp.


Kê huyết đằng

Caulis Spatholobi

Dùng thân leo phơi sấy khô của cây Kê huyết đằng -

Spatholobus suberectus Dunn. họ Đậu - Fabaceae.

 Tính vị : vị đắng, hơi ngọt; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, thận.

Công năng: bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc.

 Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng.

- Dùng trong trường hợp huyết hư, da vàng.

- Mạnh gân cốt: chữa đau lưng, đau nhức khớp xương, chân

tay tê bại.

Liều dùng: 10 - 20g/ ngày.


Nhũ hương

Gummi resina Olibanum

Dùng chất gôm nhựa lấy từ cây nhũ hương- Boswellia

carterii Birdw. họ Trám- Burseraceae.

 Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.

 Công năng: hoạt huyết, hành khí, chỉ thống, trừ độc.

 Chủ trị:

- Chữa đau bụng do khí huyết ngưng trệ, điều kinh,

chữa đau bụng kinh nguyệt.

- Chữa phong thấp, đau nhức khớp xương, đau các dây

thần kinh, đau do chấn thương.

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt sưng đau, mụn đã vỡ

Liều dùng: 4-12g/ ngày. Dạng thuốc sắc, dạng hoàn

tán. Dùng ngoài tán bột mịn, bôi hoặc đắp.

 Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không nên dùng.

ĐẠI CƯƠNG THUỐC PHÁT TÁN PHONG THẤP

 Đại cương thuốc phát tán phong thấp

Định nghĩa

Thuốc phát tán phong thấp là thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm

nhập vào da, gân, cơ, xương, kinh lạc gây đau nhức (y học cổ truyền gọi là các chứng tý)

Nguyên nhân

Phong thấp hàn và phong thấp nhiệt

Đặc điểm

Các vị thuốc trừ phong thấp đều tương đối ráo và nóng, vì vậy những người âm hư, huyết hư khi sử dụng nên thận trọng

Những chú ý khi sử dụng thuốc phát tán phong thấp

1. Tính hàn nhiệt

Cần chú ý phân biệt tính hàn nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng

bệnh do phong thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mãn tính, thoái hoá khớp), và do phong thấp nhiệt (viêm khớp cấp có sưng nóng đỏ đau) có khác nhau.

2. Phối ngũ

Với thuốc hoạt huyết: để giảm sưng, đau và đến nơi cần chữa bệnh (trị phong tiên trị huyết, huyết hành phong tất diệt)

Với thuốc lợi niệu để trừ thấp, giảm bớt triệu chứng sưng phù tại chỗ.

Với các thuốc bổ, dựa theo lý luận trung y:

- Phối hợp với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp, và tỳ chủ vận hoá thuỷ thấp ra ngoài.

- Phối hợp với thuốc bổ can huyết trong trường hợp teo cơ, cứng khớp vì can chủ cân, nuôi dưỡng cân.

- Phối hợp với thuốc bổ thận với các bệnh xương, khớp mãn tính vì thận chủ cốt tuỷ.

Nên phối hợp với các thuốc thông kinh hoạt lạc như: Quế chi, Tế tân . .. vì phong thấp ứ đọng ở gân, cơ, xương, kinh lạc.

Bệnh lâu ngày thường dùng thuốc ngâm rượu .

THUỐC KIỆN TỲ CHỈ HUYẾT

 Thuốc kiện tỳ chỉ huyết

Tác dụng

Trị rong kinh, rong huyết kéo dài, đại tiện ra huyết kéo dài

Chữa chảy máu do tan huyết giảm tiểu cầu

Ngải cứu

Agiao


Ô tặc cốt

Bộ phận dùng

Mai mực còn nguyên vẹn, trắng nhẹ, không vụn nát

Tính vị quy kinh

Mặn, ấm - Can thận

Công năng chủ trị

Chỉ huyết do tỳ hư, cố sáp giải độc

Chữa thổ huyết, nục huyết, băng huyết, đại tiểu tiện ra máu, rắc vết

thương chảy máu

Chữa khí hư bạch đới, bế kinh

Chữa đau mắt hột, mắt mờ, viêm tai giữa (tai chảy mủ)

Chữa đau dạ dày

Liều dùng - cách dùng

6 - 12g/24h bột

Kiêng kỵ

Âm hư đa nhiệt không dùng

.................................................................

Quy bản

Bộ phận dùng

Yếm con rùa đen

Tính vị quy kinh

Ngọt mặn, hàn - Tâm, thận, can, tỳ

Công năng chủ trị

Bổ thận âm, bổ huyết

Chữa tăng huyết áp, nhức trong xương, âm hư hoả vượng, phiền khát

Chữa di tinh, khí hư bạch đới, trẻ gầy yếu, chậm liền thóp

Bổ huyết điều kinh: rong huyết, kinh trước kỳ, sốt rét dai dẳng

Liều dùng - cách dùng

12 - 24g/24h sao với cát cho ròn, tán bột uống hoặc nấu cao, uống 10

- 15g cao/24h

.................................................................

Miết giáp

Bộ phận dùng

Mai con ba ba

Tính vị quy kinh

Mặn, hàn - Can, tỳ, phế

Công năng chủ trị

Tư âm tiềm dương, phá ứ tán kết

Trị kinh giản, nhức xương, triều nhiệt, cao huýêt áp.

Mụn nhọt, sang chấn, bế kinh, tích huyết sinh báng

Liều dùng - cách dùng

10 - 30g/24h sao với cát sắc uống, tán bột, nấu cao

Kiêng kỵ

Tỳ hư, có thai

.......................................................

Ích trí nhân

Bộ phận dùng

Quả và hạt của cây ích trí

Tính vị quy kinh

Cay, ấm - Tâm, tỳ, thận

Công năng chủ trị

Ấm thận, ôn tỳ

Chữa di tinh, di niệu

Cầm ỉa chảy, đau bụng, đầy hơi, nôn mửa

Liều dùng - cách dùng

4 - 12g/24h sắc, bột, rượu

Kiêng kỵ

Thực hoả, hoả nghịch


THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH

 Thuốc phá khí giáng nghịch

Tác dụng chung:

- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không

thuận.

- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm

vị.

- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành

khối cục.

Vị thuốc:


Chỉ thực

Fructus Aurantii immaturus

Là quả non đã phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus aurantium

L. Thực tế vị chỉ thực còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus,

thuộc họ Cam - Rutaceae.

 Tính vị : vị đắng ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: phá khí tiêu tích, hoá đàm, tán bĩ.

Chủ trị:

- Chưã bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, tỳ hư ứ

trệ, ăn uống không tiêu, lỵ lâu ngày (chỉ thực nên sao vàng).

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng, đau

ngực, đau co thắt tử cung sau sinh.

- Hoá đàm: chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

................................................................

Chỉ xác

Fructus Aurantii

Là quả già đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus

aurantium L. Thực tế vị chỉ xác còn được lấy từ các cây thuộc chi

Citrus, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Tính vị : vị chua ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị.

Công năng: phá khí hoá đàm, kiện vị tiêu thực.

Chủ trị:

- Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.

- Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc táo kết

đại tràng (phối hợp với đại hoàng).

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều 1-3g/kg thể

trọng (chó) có tác dụng tăng huyết áp.

................................................................

Hậu phác

Cortex Magnoliae

Dùng vỏ cây hậu phác - Magnolia officinalis Rehd et Wils. Họ

Mộc lan - Magnoliaceaea

 Tính vị : vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế, đại trường.

 Công năng: táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy trướng.

Chủ trị:

- Dùng khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn không

tiêu (hậu phác, chỉ thực, đại hoàng)

- Giáng khí bình xuyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng

ở phế, ngực trướng đầy, bứt rứt khó chịu

- Điều hoà đại tiện: chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc

ỉa chảy.

- Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.

 Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

 Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Khi dùng kiêng ăn đậu, không dùng với trạch tả, hàn thuỷ

thạch, tiêu thạch.

Chú ý:

- Hậu phác có thể chế với nước gừng gọi là khương hậu phác.

- Trong nhân dân còn sử dụng vỏ cây vối rừng - Eugenia

jambolana Lamk. làm vị nam hậu phác. Công dụng giống hậu

phác - chữa đầy bụng ăn không tiêu chữa lỵ, ỉa chảy.

................................................................

Đại phúc bì (vỏ quả cau)

Pericarpium Arecae catechi

Dùng vỏ quả phơi hay sấy khô của cây cau - Areca catechu L.

họ Cau - Arecaceae.

 Tính vị : vị cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

 Công năng: hành khí, lợi niệu.

Chủ trị:

- Kích thích tiêu hoá: chữa khí trệ gây đầy bụng, chậm tiêu.

- Lợi niệu, tiêu phù: chữa bụng báng, tiểu tiện không thông

(ngũ bì ẩm).

- Cầm ỉa chảy.

 Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

 Kiêng kỵ: những người thể hư, khí nhược dùng thận trọng

Chú ý:

- Chế biến: vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân, hái quả chưa

chín, sau khi luộc, làm khô, bổ đôi, bỏ vỏ xanh, lấy cùi gọi là đại

phúc bì.

Vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, hái quả chín, sau khi luộc,

làm khô, bóc lấy cùi, đập cho xơ, phơi khô gọi là đại phúc mao.

- Alcaloid areconin chứa trong hạt cau gây tiết nước bọt,

làm co nhỏ đồng tử, làm tim đập chậm, có tác dụng độc với

sán, tê bại các cơ của sán.

................................................................

Thị đế (tai quả hồng)

Calyx Kaki

Dùng tai hồng (đài quả) của cây hồng - Diospyros kaki L. f. họ

Thị - Ebenaceae.

 Tính vị : vị đắng, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: giáng nghịch, hạ khí.

Chủ trị:

- Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc; nếu do vị hàn

thì phối hợp với can khương, đinh hương; nếu do vị nhiệt thì phối

hợp với trúc nhự, mộc hương. Ngoài ra dùng tốt cho trường hợp

nôn do thai nghén.

- Với trẻ sơ sinh bị nấc, chớ lâý thị đế mài với sữa cho uống.

- Quả hồng non ép lấy nước chữa cao huyết áp.

 Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

................................................................

Trầm hương

Lignum Aquilariae resinatum

Dùng gỗ có nhựa của cây trầm hương (trầm gió)-

Aquilaria agallocha Roxb. hay cây Aquilaria crassna Pierre ex

Lec. hoặc cây Bạch mộc hương- Aquilaria sinensis ( Lour) Gilg.

họ Trầm- Thymelaeceae.

 Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.

Công năng: Hành khí, chỉ thống, ôn trung ngừng

nôn, thu nạp khí, bình suyễn.

Chủ trị: ngực bụng trướng tức đau, vị hàn, nấc, thận

hư, khí nghịch phát suyễn

Liều dùng: 1-4g/ ngày.Dùng thuốc sắc hoặc hoàn

tán; dạng thuốc sắc nên cho vào sau. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: những người khí hư, âm hư hoả vượng



THUỐC THANH NHIỆT CHỈ HUYẾT

 Thuốc thanh nhiệt chỉ huyết

Đặc điểm: Các vị thuốc đa số tính hàn, lương. Quy kinh phế,

can, đại trường

Tác dụng

- Ho ra máu do viêm phổi

- Sốt nhiễm khuẩn làm rối loạn thành mạch gây chảy máu:

Chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da…

- Chảy máu cam do cơ địa ở người trẻ

Vị thuốc:


Trắc bách diệp (Trắc bá)

Biota orientalis Endl. = Thuja orientalis L., họ Trắc bách

(Cupressaceae).

Bộ phận dùng:

- Cành lá gọi là trắc bách diệp

- Hạt gọi là bá tử nhân. Vị ngọt - Bình - Tâm thận. Dùng chữa

mất ngủ, di tinh

Tính vị quy kinh: Đắng sáp, hàn - Phế can đại trường

Công năng chủ trị: Lương huyết chỉ huyết, táo thấp, lợi tiểu

- Sao đen chỉ huyết chữa ho ra máu, chảy máu cam

- Dùng sống chữa khí hư bạch đới do thấp nhiệt, lợi tiểu (viêm

tiết niệu và sinh dục)

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc uống

.................................................................

Hoè hoa

Stypnolobium japonicum (L. ) Schott = Sophora japonica L., họ

Đậu (Fabaceae).

Bộ phận dùng:

- Nụ hoa hoè gọi là hoè mễ

- Quả hoè gọi là hoè giác, dùng chữa đại tiện ra máu. không

dùng khi có thai vì làm sẩy thai

Tính vị quy kinh: Đắn, hàn - Can đại trường

Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc

- Sao cháy (chỉ huyết): Chữa ho ra máu, thổ huyết, máu cam,

đại tiểu tiện ra máu, trĩ chảy máu, băng huyết

- Sao vàng (giải độc và hạ áp): Làm bền thành mạch

(Rutin)chữa cao huyết áp, trị mụn nhọt, viêm họng, viêm mắt

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, hãm uống

............................................................

Cỏ nhọ nồi (Hạn liên thảo, cỏ mực)

Eclipta alba Hassk. = Eclipta prostrata L. , họ Cúc (Asteraceae).

Bộ phận dùng: Toàn cây tươi hoặc khô

Tính vị quy kinh: Ngọt chua- mát - Can, thận

Công năng chủ trị: Chỉ huyết, giải độc, bổ thận

- Chữa chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, trĩ, rong kinh rong

huyết, sốt xuất huyết (vừa hạ sốt vừa cầm máu)

- Chữa ho viêm họng, mụn nhọt

- Làm mạnh gân cốt, đen râu tóc, răng lung lay

Liều dùng - cách dùng: 6 - 12g/24h sắc, giã sống vắt nước

uống, bã đắp và thái dương, gan bàn chân hoặc buộc vào cổ tay

.....................................................................

Hạt mào gà

- Cây mào gà trắng Celosia argentea L., họ Rau dền

(Amaranthaceae)

- Cây mào gà đỏ Celosia cristata L., họ Rau dền

(Amaranthaceae)

Bộ phận dùng:

- Hạt cây mào gà trắng gọi là thanh tương tử

- Hạt cây mào gà đỏ gọi là kê quan hoa

Tính vị quy kinh:

- Thanh tương tử: Đắng, hơi hàn - Can để tả hoả

- Kê quan hoa: Ngọt, mát – Can, đại trường để chỉ huyết

Công năng chủ trị: Thanh nhiệt chỉ huyết, tả can hoả

- Chữa xích bạch lị, trĩ chảy máu, thổ huyết, nục huyết, tử cung

xuất huyết

- Khứ phong nhiệt, thanh can hoả, sáng mắt: chữa phong nhiệt

làm đau mắt đỏ

Liều dùng - cách dùng: 4 - 12g/24h sắc, bột

Kiêng kỵ:

- Người có đồng tử mở rộng không dùng thanh tương tử

- Người có tích trệ không dùng kê quan hoa

THUỐC THÔNG KHÍ KHAI KHIẾU

 Thuốc thông khí khai khiếu

Đặc điểm: mùi thơm, vị cay, phát tán, trừ đàm, tác dụng kích

thích, thông các giác quan, khai khiếu trên cơ thể.

Tác dụng: trừ đàm thanh phế để khai thông hô hấp; đồng thời trấn

tâm (điều hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết

Cách dùng: - không dùng kéo dài (do tính chất phát tán, dễ gây

tổn thương nguyên khí)

- Thường phối hợp với nhiều loại thuốc như thuốc hóa

đàm, thuốc bình can tức phong.

Vị thuốc:


Xương bồ

Tên KH: Thạch xương bồ lá to (Acorus gramineus Soland.var.

macrospadiceus Yamamoto Contr.), và Thủy xương bồ (Acorus

calamus L. var. angustatus Bess.) họ Ráy (Araceae).

Bộ phận dùng: thân rễ đã phơi hoặc sấy khô.

Thu hoạch vào mùa thu, đào lấy thân rễ rửa sạch, loại bỏ rễ con,

phơi khô. Khi dùng ngâm dược liệu trong nước cho mềm, cát thành

phiến, dài 3-5cm, dày 2- 3mm, phơi khô. Có thể sao với cám gạo

tới khi có mùi thơm, màu hơi vàng.

Tính vị, quy kinh: Tân, ôn. Vào các kinh tâm, can, tỳ.

Công năng: Thông khiếu, trục đờm, tăng trí nhớ, tán phong, khoan

trung khứ thấp, giải độc, sát trùng.

Chủ trị: - Chữa bệnh phong điên giản, đờm vít tắc, hôn mê, trúng

thử (có thể phối hợp với tạo giác, băng phiến uống hoặc dạng bột

mịn thổi vào mũi)

- Ninh tâm, an thần: dùng khi tâm quý ( tim đập nhanh,

loạn nhịp), tâm hồi hộp, mất ngủ, buồn phiền (có thể dùng thủy

xương bồ dưới dạng thuốc ngâm rượu, có thể tẩm chu sa đã qua

thủy phi)

- Thông phế khí, trừ ho, hóa đàm, bình suyễn ( có thể

phối hợp với bán hạ, trần bì)

- Cố thận: làm thận khí khai thông ra tai; dùng khi thận

khí kém dẫn đến tai điếc ( có thể kết hợp với cẩu tích, ngũ vị tử,

phá cố chỉ…

- hành khí giảm đau: dùng khi bị cảm lạch, đau bụng,

đầy trướng ( có thể dùng thạch xương bồ, hương phụ, mộc hương);

chữa đau dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng ( dạng thuốc bột hoặc

thuốc sắc phối hợp với bạch truật, cam thảo)

- Dùng ngoài chữa mụn nhọt, ghẻ lở chảy nước.

Liều dùng: 4-8g/ ngày. Dạng thuốc sắc, thuốc hoàn, thường phối

hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Âm hư, hoạt tinh, ra nhiều mồ hôi không nên dùng.

..............................

Xạ hương

Là sản phẩm thu được từ túi xạ của con hươu đực trưởng thành

Moschus berezovski flerov M. sifanicus przewalski flerov. Họ Hươu

Cervidae.

Tính vị, quy kinh: cay, ấm. Vào kinh tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị:

- Khai khiếu tỉnh tỳ: chữa trúng phong kinh giản, thần chí

hôn mê, đờm raixtawcs nút cổ họng ( có thể phối hợp với băng

phiến, thiềm tô, thần sa- lục thần hoàn)

- khứ ứ huyết, giảm đau: chữa chấn thương sưng đau, cơ

nhục sưng tấy (có thể phối hợp với tô mộc, kê huyết đằng, hồng

hoa); chữa tiểu tiện buốt, tiểu tiện ra máu, ra sỏi (có thể phối hợp

với ngưu tất, xạ hương)

- Chữa mắt có màng mộng, mờ mắt ( xạ hương, băng

phiến)

- Trừ mủ, tiêu ung nhọt.

- Trục thai sản (trục thai bị chết lưu) có thể dùng xạ

hương, quế nhục.

Liều dùng: 0,04- 0,2g/ ngày.

Kiêng kỵ: không dùng cho những người âm hư thể nhược và phụ

nữ có thai.

..........................................................

An tức hương (cánh kiến trắng)

Là nhựa thơm để khô, lấy ở thân cây bồ đề Styrax tonkinensis

(Pierre) Craib. Ex Hardw. Họ Bồ đề Styracaceae.

Lấy nhựa từ thân cây bị thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu rạch

thân cây, thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô

Tính vị, quy kinh: cay, đắng,tính bình. Vào kinh tâm, tỳ.

Công năng, chủ trị: khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết,

chỉ thống. Chủ trị: Khí uất bạo quyết, trúng ác hôn mê, tâm phúc

thống, trúng phong đờm quyết, trẻ em kinh phong, sản hậu huyết

vậng.

Liều dùng: 0,6 – 1,5g/ ngày, thường dùng dạng hoàn tán.

..............................................................

Băng phiến

Là tinh thể kết tinh d-borneol, được chiết ra từ tinh dầu cây đại bi

Blumea balsamifera L. họ Cúc Asteraceae

Tính vị, quy kinh: cay, đắng, tính hơi hàn. Vào kinh tâm, tỳ, phế.

Công năng chủ trị:

- Khai khiếu tỉnh thần: dùng khi hầu họng sưng đau, đau răng

- Tiêu tán màng mộng: chữa mắt đỏ đau, mắt có màng mộng

Liều dùng: 0,2- 0,4g/ ngày

Kiêng kỵ: Không dùng cho phụ nữ có thai.

( Borneol là 1 trong các thành phần của viên Thiên sứ Hộ tâm đan

của TQ)


THUỐC PHÁ HUYẾT

 Thuốc phá huyết

Thuốc phá huyết có tác dụng hành huyết ở mức độ mạnh hơn;

được dùng với các bệnh huyết ứ đọng, gây đau đớn mãnh liệt.

Vị thuốc:


Khương hoàng (nghệ vàng)

Rhizoma Curcumae longae

Dùng thân rễ đã phơi khô hay đồ chín rồi phơi khô của cây

nghệ - Curcuma longa L. họ Gừng - Zingiberaceae.

 Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tâm, can, tỳ.

Công năng: hành khí, chỉ thống, phá huyết, thông kinh, tiêu

mủ, lên da non.

 Chủ trị:

- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh. Dùng cho phụ nữ sau

sinh để hoạt huyết, làm sạch huyết ứ, chữa chứng huyết vậng.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: chữa đau dạ dày, ngực bụng

đầy trướng đau tức, đau thần kinh liên sườn.

- Chữa mụn nhọt sang lở.

- Chữa các chứng xung huyết do sang chấn (bị đòn, ngã tổn

thương ứ huyết. . . ) .

- Trị phong thấp, tay chân đau nhức.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc. Dùng ngoài nghệ

tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bôi ung nhọt, các vết tấy lở loét ngoài

da.

Kiêng kỵ: không có ứ trệ không nên dùng.

Chú ý: Rễ củ cây nghệ gọi là uất kim; có vị cay, đắng, tính

lạnh, vào kinh tâm, phế can. Có công năng hành huyết phá ứ,

hành khí giải uất. Chỉ định: chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh,

thống kinh, cầm máu do xung huyết gây thoát quản, chữa các cơn

đau dạ dày do khí trệ, an thần do sốt cao gây mê sảng, vật vã.

Liều dùng 6 - 12g/ ngày, dùng sống.

..............................................................

Nga truật (tam nại, nghệ đen, ngải tím)

Rhizoma Curcumae zedoariae

Dùng thân rễ đã chế biến, phơi sấy khô của cây Nga truật -

Curcuma zedoaria (Berg. ) Roscoe. họ Gừng - Zingiberaceae.

 Tính vị : vị đắng, cay; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

 Công năng: hành khí, phá huyết, chỉ thống, tiêu tích.

 Chủ trị:

- Phá huyết hành khí: chữa bế kinh, thống kinh.

- Tiêu thực hoá tích trệ: dùng khi ăn uống không tiêu gây đau

bụng, đầy bụng, chướng hơi, ợ chua.

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, thống kinh.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán.

Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng. Cơ thể yếu không có

tích trệ thì không nên dùng.

...........................................

Tô mộc (gỗ vang)

Lignum Sappan

Dùng gỗ lõi chẻ nhỏ rồi phơi sấy khô của cây Tô mộc (cây

Vang) - Caesalpinia sappan L. họ Vang Caesalpiniaceae.

 Tính vị : vị ngọt, mặn; tính bình.

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

 Công năng: phá huyết thông kinh.

 Chủ trị:

- Chữa bế kinh, thống kinh

- Chữa xung huyết do sang chấn.

- Chữa lỵ, ỉa chảy.

Liều dùng: 3 - 9g/ ngày. Dạng thuốc sắc hay hoàn tán hay

cao lỏng.

Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai không dùng, huyết hư không ứ trệ không dùng

..............................................................

Tam lăng

Dùng thân rễ cây Tam lăng- Scirpus yagara họ Cói -

Cyperaceae.

Tính vị: Vị đắng, tính bình

Quy kinh: vào kinh can, tỳ.

Công năng: Phá huyết, hành khí, tiêu tích.

Chủ trị: Chữa bế kinh, chữa các cơn đau nội tạng do khí trệ

như đau dạ dày, chữa đầy bụng đau bụng do ăn nhiều thịt,

trứng, sữa.

Liều dùng: 6-12g/ ngày.


THUỐC BỔ KHÍ

Thuốc bổ khí

Thuốc bổ khí là thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư. Khí hư

thường gặp ở hai tạng phế và tỳ, khi suy yếu có triệu chứng sau:

Phế khí hư: Tiếng nói nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khó thở, đặc biệt

khi lao động nặng

Tỳ khí hư: Chân tay mỏi mệt, ăn kém, ngực bụng đầy chướng, đại tiện

lỏng, thịt nhẽo. . .

Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính (con hư bổ mẹ), tỳ khí vượng phế khí sẽ

đầy đủ. Nên các thuốc bổ khí gọi là thuốc kiện tỳ.

Khí sinh ra do tinh hoa đồ ăn uống, tạng tỳ vận hoá đồ ăn. Do đó nếu

tỳ hư thì khí hư. Vậy các thuốc bổ khí có tác dụng kiện tỳ

Tác dụng

Chữa suy nhược cơ thể do lao động quá sức, sau ốm dậy biểu hiện: Ăn

ngủ kém, sút cân

An thần chữa mất ngủ, hồi hộp, suy tim do tỳ hư không nuôi dưỡng

tâm huyết

Chữa thiếu máu, chảy máu kéo dài do tỳ hư không thống huyết: rong

kinh rong huyết

Kích thích tiêu hoá: Ăn kém, chậm tiêu, đầy bụng, ỉa chảy mãn, viêm

đại trang mãn, viêm gan, viêm loét hành tá tràng. . .

Chữa suy hô hấp: Ho lâu ngày, hen xuyễn, viêm phế quản mãn, viêm

cầu thận do lạnh (phong thuỷ)

Lợi niệu chữa phù thũng do tỳ hư không vận hoá thuỷ thấp: Phù suy

dinh dưỡng, phù do viêm thận mãn

Chữa các bệnh do trương lực cơ giảm: Sa trực tràng, sa dạ con thoát

vị bẹn. . .

Công dụng

Để tăng tác dụng phối hợp với thuốc hành khí

Khí huyết có quan hệ chặt chẽ với nhau, khí là gốc của huyết, huyết là

mẹ của khí và là nơi để khí tàng trữ. Vì vậy thường phối hợp thuốc bổ

khí với thuốc bổ huyết để tăng tác dụng

Kiêng kỵ

Thực tà

Các vị thuốc:


Nhân sâm

Bộ phận dùng

Rễ củ thu hoạch ở cây 6 năm tuổi, loại tốt củ to đem chế hồng sâm,

loại kémchế bạch sâm.

Tính vị quy kinh

Ngọt hơi đắng - Phế, tỳ. Hồng sâm tính ôn, bạch sâm và tây dương

sâm tính hàn

Công năng chủ trị

Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân, định thần ích trí

Chữa suy nhược cơ thể: mệt nhọc, ăn kém, sút cân. . .

Chữa suy nhược cơ thể: hồi hộp mất ngủ, hoảng hốt sợ hãi. . . do

huyết hư không dưỡng tâm

Chữa phế hư sinh ho xuyễn, tỳ hư sinh tiết tả, vị hư sinh nôn mửa

Liều cao (40g) trị thoát dương

Chữa đái đường, trừ tà khí, sáng mắt, uống lâu nhẹ người, tăng tuổi

thọ

Liều dùng - cách dùng

Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể: 4 - 12g/24. Thoát dương:

40g/24h

Thường dùng độc vị ngậm, hãm, đun cách thuỷ. Có thể tẩm gừng làm

bớt sôi bụng ỉa chảy

Kiêng kỵ

Phản Lê lô, Ngũ linh chi. Ghét La bạc tử

...................................................................

Đảng sâm

Bộ phận dùng

Rễ của cây đảng sâm bắc và đảng sâm nam

Tính vị quy kinh

Ngọt, bình - Phế, tỳ

Công năng chủ trị

Bổ trung ích khí, sinh tân chỉ khát

Chữa tỳ hư ăn không tiêu, chân tay yếu mỏi. Tác dụng gần như Nhân

sâm nhưng thiên về bổ trung ích khí

Chữa phế hư sinh ho, phiền khát

Chữa viêm thượng thận, chân phù đau, nước tiểu có anbumin

Liều dùng - cách dùng

6 - 12g/24h sắc, bột, rượu.

Có thể dùng liều cao 30 - 40g/24h khi có anbumin niệu, sắc uống 7 -

14ngày

Kiêng kỵ

Như nhân sâm

........................................................

Hoài sơn (Sơn dược, củ mài)

Bộ phận dùng

Củ xông sinh

Tính vị quy kinh

Ngọt, bình - Tỳ, vị, phế, thận

Công năng chủ trị

Bổ tỳ chỉ tả, dưỡng âm sinh tân

Chữa tả lị lâu ngày, di tinh di niệu, khí hư bạch đới

Chữa ho, hen mãn, ho lao

Chữa khát nước do âm hư, do đái đường

Liều dùng - cách dùng

10 - 20g/24h sắc bột rượu

...............................................

Cam thảo

Bộ phận dùng

Rễ của cây cam thảo bắc

Tính vị quy kinh

Ngọt, bình - 12 kinh

Công năng chủ trị

Bổ tỳ, nhuận phế, giải độc, điều vị

Dùng sống: Giải độc, điều vị (dẫn thuốc, giảm độc, làm ngọt thuốc)

dùng chữa ho viêm họng, mụn nhọt, điều vị, giải ngộ độc phụ tử.

Nướng, tẩm mật sao gọi là trích cam thảo: bổ tỳ, nhuận phế dùng

chữa tỳ hư mà ỉa chảy, vị hư mà khát nước, phế hư mà ho.

Tây y dùng chữa viêm loét dạ dày-tá tràng, suy thượng thận (addison)

Liều dùng - cách dùng

2 - 12g/24h sắc, bột, viên, rượu, cao

Cam thảo có glycyrrhizin vị ngọt, tác dụng tương tự như cortizon gây

giữ nước và muối, dùng lâu sẽ phù, lúc đầu ở mặt, sau toàn thân. Để

tránh phù phải có thời gian nghỉ dùng thuốc

Kiêng kỵ

Tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức không dùng

Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo

......................................................

Đại táo

Bộ phận dùng

Quả chín

Tính vị quy kinh

Ngọt, bình (ôn) - Tỳ vị

Công năng chủ trị

Bổ tỳ nhuận phế, sinh tân

Chữa tỳ hư sinh tiết tả, phế hư sinh ho, miệng khô khát nước

Điều vị: làm hoà hoãn các vị thuốc có tác dụng mạnh

Hoà hoãn cơn đau: đau dạ dày, đau ngực sườn, mình mẩy. . .

Liều dùng - cách dùng

5 - 10quả (8 - 12g)/24h sắc, rượu

Kiêng kỵ

Đau răng, đờm nhiệt, trung mãn không dùng

..............................................

Bạch truật

Bộ phận dùng

Củ sấy khô gọi là Hồng truật hay Bạch truật

Để nguyên hoặc thái mỏng phơi khô gọi là sinh sái truật hay đông

truật

Tẩm hoàng thổ hay sao cám gọi là phù bì sao bạch truật

Tính vị quy kinh

Đắng ngọt, hơi ôn - Tỳ vị

Công năng chủ trị

Kiện tỳ hoá thấp, chỉ hãn, an thai, lợi tiểu

Chữa tỳ hư gây trướng mãn, tiết tả

Chữa tự hãn, đạo hãn

Chữa phù do viêm thận mãn hoặc phù suy dinh dưỡng

Trị động thai, sảy thai, đẻ non

Liều dùng - cách dùng

6 - 12g/24h sắc, bột, rượu, cao

Dùng sống trị thấp nhiệt

Tẩm hoàng thổ sao có tác dụng bổ tỳ, trị nôn mửa, bụng trướng đau,

an thai

Sao cháy chỉ huyết, ấm trung tiêu

Thường sao vàng cho bớt tinh dầu vì bạch truật gây táo (làm mất tân

dịch)

Kiêng kỵ

Âm hư táo kết không dùng

.............................................................

Hoàng kỳ

Bộ phận dùng

Rễ thu hoạch ở cây trồng 3 năm hoặc 6 - 7năm càng tốt.

Tính vị quy kinh

Ngọt, ôn - Phế, tỳ

Công năng chủ trị

Bổ khí, cố biểu, lợi tiểu, thác sang

Tẩm mật sao (trích kỳ): bổ tỳ thăng dương, chữa tỳ hư sinh ỉa lỏng, sa

trực tràng, khí huyết hư nhược

Dùng sống: Chữa biểu hư ra nhiều mồ hôi, mồ hôi trộm, phù do viêm

thận, suy dinh dưỡng, bài nùng sinh cơ (chữa mụn nhọt lở loét nhiều

mủ, lâu ngày không liền miệng), trị tiêukhát (giảm đường huyết),

huyết tý (tê dại chân tay)

Liều dùng - cách dùng

6 - 12g/24h sắc, bột, rượu cao

Kiêng kỵ

Thực chứng, tích trệ không dùng