Thứ Sáu, 23 tháng 7, 2021

THUỐC PHÁ KHÍ GIÁNG NGHỊCH

 Thuốc phá khí giáng nghịch

Tác dụng chung:

- Chữa ho, hen suyễn, khó thở tức ngực do phế khí không

thuận.

- Chữa nôn, nấc, ợ, trớ, trướng bụng, đầy hơi do can khí phạm

vị.

- Chữa khí huyết lưu thông khó khăn, thường bị tích lại thành

khối cục.

Vị thuốc:


Chỉ thực

Fructus Aurantii immaturus

Là quả non đã phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus aurantium

L. Thực tế vị chỉ thực còn được lấy từ các cây thuộc chi Citrus,

thuộc họ Cam - Rutaceae.

 Tính vị : vị đắng ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: phá khí tiêu tích, hoá đàm, tán bĩ.

Chủ trị:

- Chưã bệnh ngực bụng đầy trướng, đại tiện bí kết, tỳ hư ứ

trệ, ăn uống không tiêu, lỵ lâu ngày (chỉ thực nên sao vàng).

- Chữa các cơn đau do khí trệ: đau dạ dày, đau đại tràng, đau

ngực, đau co thắt tử cung sau sinh.

- Hoá đàm: chữa ho đàm nhiều gây tức ngực, khó thở.

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

................................................................

Chỉ xác

Fructus Aurantii

Là quả già đã bổ đôi, phơi sấy khô của cây Cam chua - Citrus

aurantium L. Thực tế vị chỉ xác còn được lấy từ các cây thuộc chi

Citrus, thuộc họ Cam - Rutaceae.

Tính vị : vị chua ; tính hàn.

Quy kinh: vào kinh phế, vị.

Công năng: phá khí hoá đàm, kiện vị tiêu thực.

Chủ trị:

- Chữa chứng đàm ẩm ngưng trệ gây tức ngực khó thở.

- Chữa chứng trướng bụng, đầy bụng, buồn nôn hoặc táo kết

đại tràng (phối hợp với đại hoàng).

Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Chú ý: Tác dụng dược lý: nước sắc với liều 1-3g/kg thể

trọng (chó) có tác dụng tăng huyết áp.

................................................................

Hậu phác

Cortex Magnoliae

Dùng vỏ cây hậu phác - Magnolia officinalis Rehd et Wils. Họ

Mộc lan - Magnoliaceaea

 Tính vị : vị đắng, cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, phế, đại trường.

 Công năng: táo thấp, tiêu đàm, hạ khí, trừ đầy trướng.

Chủ trị:

- Dùng khi tỳ vị hàn thấp, ngực bụng đầy trướng, ăn không

tiêu (hậu phác, chỉ thực, đại hoàng)

- Giáng khí bình xuyễn: dùng với bệnh đàm thấp ngưng đọng

ở phế, ngực trướng đầy, bứt rứt khó chịu

- Điều hoà đại tiện: chữa táo bón do trương lực cơ giảm hoặc

ỉa chảy.

- Chữa các cơn đau dạ dày do tỳ vị hư hàn.

 Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

 Kiêng kỵ: phụ nữ có thai không nên dùng.

Khi dùng kiêng ăn đậu, không dùng với trạch tả, hàn thuỷ

thạch, tiêu thạch.

Chú ý:

- Hậu phác có thể chế với nước gừng gọi là khương hậu phác.

- Trong nhân dân còn sử dụng vỏ cây vối rừng - Eugenia

jambolana Lamk. làm vị nam hậu phác. Công dụng giống hậu

phác - chữa đầy bụng ăn không tiêu chữa lỵ, ỉa chảy.

................................................................

Đại phúc bì (vỏ quả cau)

Pericarpium Arecae catechi

Dùng vỏ quả phơi hay sấy khô của cây cau - Areca catechu L.

họ Cau - Arecaceae.

 Tính vị : vị cay ; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

 Công năng: hành khí, lợi niệu.

Chủ trị:

- Kích thích tiêu hoá: chữa khí trệ gây đầy bụng, chậm tiêu.

- Lợi niệu, tiêu phù: chữa bụng báng, tiểu tiện không thông

(ngũ bì ẩm).

- Cầm ỉa chảy.

 Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

 Kiêng kỵ: những người thể hư, khí nhược dùng thận trọng

Chú ý:

- Chế biến: vào mùa đông hoặc đầu mùa xuân, hái quả chưa

chín, sau khi luộc, làm khô, bổ đôi, bỏ vỏ xanh, lấy cùi gọi là đại

phúc bì.

Vào mùa xuân hoặc đầu mùa thu, hái quả chín, sau khi luộc,

làm khô, bóc lấy cùi, đập cho xơ, phơi khô gọi là đại phúc mao.

- Alcaloid areconin chứa trong hạt cau gây tiết nước bọt,

làm co nhỏ đồng tử, làm tim đập chậm, có tác dụng độc với

sán, tê bại các cơ của sán.

................................................................

Thị đế (tai quả hồng)

Calyx Kaki

Dùng tai hồng (đài quả) của cây hồng - Diospyros kaki L. f. họ

Thị - Ebenaceae.

 Tính vị : vị đắng, chát ; tính bình.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị.

Công năng: giáng nghịch, hạ khí.

Chủ trị:

- Dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn nấc; nếu do vị hàn

thì phối hợp với can khương, đinh hương; nếu do vị nhiệt thì phối

hợp với trúc nhự, mộc hương. Ngoài ra dùng tốt cho trường hợp

nôn do thai nghén.

- Với trẻ sơ sinh bị nấc, chớ lâý thị đế mài với sữa cho uống.

- Quả hồng non ép lấy nước chữa cao huyết áp.

 Liều dùng: 4 - 12g/ ngày.

................................................................

Trầm hương

Lignum Aquilariae resinatum

Dùng gỗ có nhựa của cây trầm hương (trầm gió)-

Aquilaria agallocha Roxb. hay cây Aquilaria crassna Pierre ex

Lec. hoặc cây Bạch mộc hương- Aquilaria sinensis ( Lour) Gilg.

họ Trầm- Thymelaeceae.

 Tính vị : vị cay, đắng; tính ấm.

Quy kinh: vào kinh tỳ, vị, thận.

Công năng: Hành khí, chỉ thống, ôn trung ngừng

nôn, thu nạp khí, bình suyễn.

Chủ trị: ngực bụng trướng tức đau, vị hàn, nấc, thận

hư, khí nghịch phát suyễn

Liều dùng: 1-4g/ ngày.Dùng thuốc sắc hoặc hoàn

tán; dạng thuốc sắc nên cho vào sau. Thường dùng phối hợp với các vị thuốc khác.

Kiêng kỵ: những người khí hư, âm hư hoả vượng



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét